ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: khoahocvadoisong
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bệnh viêm da cơ địa
Monday, October 21, 2013 1:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bệnh viêm da cơ địa(Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Liken đơn dạng mạn tính…. Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Một đặc điểm quan trọng của bệnh là hay tái phát. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ. Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “Ngứa-Gãi” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE trong máu thường tăng cao.

Dịch tễ học:

– Tỷ lệ hiện mắc: Hiện nay, chưa có nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc viêm da cơ địa ở Việt Nam. Theo một số báo cáo ở các nước khác, tỷ lệ khoảng 7-20% [1, 2, 3, 4]. Theo báo cáo của phòng khám Viện Da liễu quốc gia, có khi viêm da cơ địa chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám [5].

- Tuổi phát bệnh: thường vào hai tháng đầu, có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi. Rất hiếm bệnh nhân phát bệnh khi trưởng thành.

- Về giới không khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ, có một vài báo cáo nam mắc nhiều hơn nữ.

- Yếu tố di truyền, gia đình cho thấy 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh.

– Các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên bao gồm: các dị nguyên trong không khí như các chất thải của rệp nhà, len dạ… Ngoại độc tố của tụ cầu trùng vàng (Staphylococus aureus) đóng vai trò siêu kháng nguyên kích thích hoạt hóa T limphô và đại thực bào. Dị ứng nguyên nội sinh (endogenous antigens): trong huyết thanh bệnh nhân có kháng thể IgE có thể kích thích IgE hoặc T limphô đáp ứng viêm. Thức ăn: Một số thức ăn cũng có thể làm vượng bệnh như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ…

– Các yếu tố khác làm phát bệnh hoặc bệnh nặng lên, đó là giảm chức năng của hàng rào bảo vệ của da cùng với giảm lớp ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nước gây khô da. Mùa hay bị bệnh thường vào mùa thu đông, nhẹ vào mùa hè. Đồ len dạ của trẻ, của bố mẹ và thậm chí đồ này của chó mèo, đồ thảm hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên.

Biểu hiện lâm sàng

- Giai đoạn cấp tính: Biểu hiện bệnh khi cấp tính là đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khư trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình.

- Biểu hiện bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch.

- Giai đoạn mạn tính da dày thâm, ranh giới rõ, liken hoá, các vết nứt đau; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.

Triệu chứng bệnh: khô da, ban đỏ- ngứa tạo thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa-gãi-ban đỏ-ngứa… Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen. Các biểu hiện bệnh lý như chứng vẽ nổi (dermographism), bệnh vẩy cá thông thường, dày sừng nang lông…có thể gặp trên bệnh nhân viêm da cơ địa.

Vị trí hay gặp mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu tay, mu chân, trường hợp nặng có thể lan toàn thân.

Tiến triển:

Không điều trị bệnh tiến triển trong nhiều tháng, nhiều năm. Khoảng gần 50% bệnh khỏi khi ở tuổi thiếu niên, nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh tồn tại lâu trong nhiều năm cho đến tuổi trưởng thành. Nhiều bệnh nhân bị hen hoặc các bệnh dị ứng khác.

Chẩn đoán:

Hiện nay có một số tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da cơ địa được đưa ra, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka (1980). Để chẩn đoán viêm da cơ địa cần có ít nhất 3 tiêu chuẩn chính + ít nhất 3 tiêu chuẩn phụ.

4 tiêu chuẩn chính:

1. Ngứa (Itching).
2. Viêm da mạn tính và tái phát (Chronic or chronically relapsing dermatitis).
3. Hình thái và vị trí thương tổn điển hình (Typical distribution and morphology of AD rash).
- Trẻ em: Chàm khu trú ở mặt, vùng duỗi.
- Trẻ lớn và người lớn: Dày da, Lichen vùng nếp gấp.
4. Tiền sử cá nhân hay gia đình có bệnh cơ địa dị ứng (Personal or family history of atopic diseases) như hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa.

Các tiêu chuẩn phụ:

1. Khô da (Dry skin).
2. Viêm môi (cheilitis).
3. Đục thủy tinh thể ( Anterior subcapsular cataract).
4. Viêm kết mạc mắt và kích thích ở mắt tái phát.
5. Mặt: Đỏ, tái.
6. Dị ứng thức ăn (Food intolerance).
7. Chàm ở bàn tay (Hand eczema).
8. IgE tăng (Elevated IgE levels).
9. Phản ứng da tức thì týp 1 dương tính (Immediate skin test type 1 reactivity).
10. Dễ bị nhiễm trùng da và hay tái phát.
11. Ngứa khi ra mồ hôi (Itching on sweating).
12. Vẩy phấn trắng (Pityriasis alba).
13. Chứng vẽ nổi (Dermographism).
14. Giác mạc hình chóp (Keratoconus).
15. Các thương tổn khác giống dày sừng nang lông (Other like Keratosis Pilaris),
16. Tuổi phát bệnh sớm
17. Chàm núm vú
18. Nếp dưới mắt Dennie- Morgan
19. Quầng thâm quanh mắt

Điều trị:

- Tư vấn cho người bệnh tránh chà xát, không gãi là một việc rất quan trọng. Đồng thời cho các thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa cho bệnh nhân. Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện. Loại trừ và tránh các chất gây dị ứng như đề cập ở trên. Tư vấn cho bố mẹ bệnh nhân không dùng đồ len dạ trực tiếp vào da của trẻ, bố mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng cần tránh dùng đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ.

Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa thày thuốc và người bệnh, đối với trẻ nhỏ là bố mẹ bệnh nhân. Tuỳ theo giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà cho thuốc bôi phù hợp.

- Viêm da cơ địa cấp tính: cần đắp ẩm thương tổn và bôi kem corticoit+ kháng sinh. Cho kháng sinh uống để chống tụ cầu trùng vàng trong trường hợp bội nhiễm. Kháng histamin chống dị ứng và chống ngứa.

- Viêm da cơ địa bán cấp và mạn tính được điều trị bằng các thuốc sau:

+ Làm ẩm da bằng kem bôi hoặc sữa tắm có kem.
+ Thuốc corticosteroid: rất có hiệu quả đối với viêm da cơ địa nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ nguy hại nếu dùng lâu dài, do vậy cần có chỉ định chặt chẽ.
+ Các thuốc chống viêm khác không phải corticosteroid như tacrolimus có thể thay thế corticosteroid mà không gây các tác dụng phụ như thuốc này và có thể dùng lâu dài, thuốc có thể chống viêm và chống ngứa.
+ Uống kháng histamin chống ngứa.
+ Một số trường hợp nặng có thể uống corticoid, nhưng cần có chỉ định chặt chẽ của thày thuốc.
+ Các phương pháp điều trị khác: UVA, UVB, các thuốc như cyclosporin…

Phác đồ điều trị một bệnh nhân viêm da cơ địa:

– Chống khô da bằng các thuốc dưỡng ẩm.
– Điều trị bằng bôi corticosteroid trong thời gian ngắn, sau đó duy trì bôi tacrolimus + dưỡng ẩm thời gian dài để tránh tái phát bệnh.
– Chống nhiễm tụ cầu bằng thuốc kháng sinh bôi hoặc uống.
– Kháng histamin chống ngứa.

Tài liệu tham khảo:

Rajka. (1989). Essential aspect of Atopic Dermatitis. Berlin, Springer.

Ruzicka T et al. (1991) Handbook of Atopic Dermatitis. Berlin, Springer.

Mc Nally N, Phillips D. (2000) Geographical studies of Atopic Dermatitis. Atopic Dermatitis: the Epidemiology, Causes and Prevention of Atopic Dermatitis. Cambridge University Press.

Ellis CN, Drake LA et al. (2002) Cost of Atopic Dermatitis and eczema in the United States. J Am Acad Dermatol.

Phạm Văn Hiển và CS. (2001) Tình hình chàm thể tạng tại Viện Da liễu từ 1995-2000, Nội san Da liễu, số 3.

Thomas B.Fitzpatrick et al.(2005) Dermatology in General Medicine.

Texbook of Dermatology. Blackwell Publishing 2004.

Ts Nguyễn Duy Hưng, Bác sĩ cao cấp, Bệnh viện Da liễu

Điều trị bong da ở đầu ngón tay

Vào mùa lạnh bạn của em thường bị lột da ở các đầu ngón tay đã dùng thuốc nhưng không khỏi thường bị tái lại mỗi lúc vào mùa lanh. bạn em có dùng gót sen để bôi nhưng không được em muốn hỏi bạn của em có thể dùng Cortibion để chữa được không? Em xin cảm ơn! – Nguyễn thị Bình.

Trả lời: Theo mô tả thì bạn bị bệnh viêm da bàn tay, bàn chân (trước đây, người ta gọi là á sừng). Bệnh không phải do thiếu vitamin C hay nấm như người ta vẫn tưởng. Nguyên nhân, là do ngày nay chúng ta phải tiếp xúc quá nhiều các chất hoá học không có lợi cho sức khoẻ. Phần lớn các chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt hàng ngày như xà phòng, bột giăt, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh, một số loại xà phòng dùng cho máy giặt có hàm lượng chất tẩy trắng cao tổn hại đến sự bền vững của các tế bào da. 

Khi tiếp xúc với bột giặt nhiều; tay chân phải dầm nước thường xuyên, lớp tế bào sừng ở ngoài cùng có tác dụng bảo vệ da bị bong đi. Lớp tế bào bên trong lại chưa kịp trưởng thành đầy đủ để chống đối với môi trường bên ngoài (cũng lại là các chất tẩy rửa), sẽ bong hết lần này đến lần khác, có thể bong thành mảng lớn khi bị ngâm nước nhiều.

Ngoài ra, viêm da bàn tay, bàn chân còn chịu tác động của nhiều yếu tố thông thường như sự thay đổi thời tiết, thức ăn có chứa các potein có trọng lượng phân tử cao như tôm, cua, cá, nhộng…; dễ xuất hiện hơn cả với người có cơ địa dễ dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa. Nếu phản ứng mạnh hơn, da có thể bị đỏ lên, sưng nề nhẹ, ngứa; sau đó tại các vùng da này có thể nổi sẩn hoặc những mụn nước nhỏ như rôm hoặc lớn hơn. Khi bệnh kéo dài, thượng bì mất nước thường xuyên, da khô và bong vảy nhiều hơn; đôi khi nứt nẻ, chảy máu gây đau.

Để hạn chế sự bong da bàn tay, bàn chân, bạn nên kiêng xà phòng, chất tẩy rửa, ít dùng nước, đi găng thường xuyên để da đỡ bị khô. Bạn có thể bôi các chế phẩm chứa steroid như Elomet, Flucinar, Synalar, Fucicort, Gentrisone… trong 2 – 3 tuần. Sau đó, có thể bôi một số chế phẩm làm ẩm, dịu da như cream vitamine E, Lacticare.

Mời bạn tham khảo thông tin về CORTIBION – Kem dùng ngoài da.

1. THÀNH PHẦN (cho 100 g )

Dexamethasone acetate 50 mg
Chloramphenicol 2 g

2. TÁC DỤNG

Cortibion là một phối hợp cân bằng giữa dexamethasone acetate và chloramphenicol dùng cho liệu pháp corticoid – kháng sinh tại chỗ.

3. CHỈ ĐỊNH

Các bệnh da đáp ứng với corticoid tại chỗ và có bội nhiễm, thí dụ : chàm, vết côn trùng cắn, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã nhờn, viêm da dị ứng.

4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Nhiễm trùng nguyên phát do vi khuẩn, siêu vi, nấm hay ký sinh trùng.

- Tổn thương có loét.

- Mụn trứng cá.

- Chứng mũi đỏ.

- Tăng cảm với dexamethasone hay chloramphenicol.

5. THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

- Không nên thoa lớp dày.

- Không nên thoa trên diện tích rộng, nơi băng kín, mí mắt, vùng vú ở phụ nữ cho con bú.

- Không nên dùng cho trẻ sơ sinh, nhũ nhi.

6. LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

- Thoa lớp mỏng 1-2 lần/ngày.

- Không dùng quá 8 ngày cho một đợt điều trị.

Bạn nên đi khám và điều trị sớm tại Bệnh viện da liễu TƯ, không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bs.Thuocbietduoc

Bệnh Viêm Da Cơ Địa

Sau khi lên Hà Nội học ĐH được gần 1 năm thì tay mình có những biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa như bong da tay, không còn nhìn thấy vân tay nữa….và nghe một số người bạn đã bị bênh này bảo bệnh này không chữa khỏi vì họ cũng bị 4-5 năm rồi.Chữa khắp rồi nhưng vẫn không khỏi.Mình rất sợ và cũng đi khám ở một vài nơi như bệnh viện da liễu,bệnh viện tư…..và cũng được họ chỉ dẫn dùng một số loại thuốc tây và thuốc bôi nhưng vẫn không khỏi và cũng tốn khá nhiều tiền.Hè về quê chơi, mình được người họ hàng giới thiệu cho 1 bác chuyên chữa bệnh động y và may mắn là bác lại rất hiểu về bệnh này.Bác còn bảo: thuốc này còn chữa bệnh tổ dỉa,á sừng…nữa.Cháu yên tâm là khỏi.Bác chữa cho nhiều người khỏi rồi và họ khỏi hẳn.Mình đã mua về dùng và sau khi dùng được 1 tuần tay không còn hiện tượng bong da nữa và vân tay bắt đầu có trở lại.Và 2 năm nay tay mình không bị sao cả.Mình cũng mua hộ 1 số người bạn và dùng rất hiệu quả.Mình muốn chia sẻ với ọi người.

Một số biểu hiện của bệnh:

- Da khô,bị bong trợt da.Lâu dần mất hết vân tay (Mình bị ở đầu ngón tay,chân…)

- Khi nặng hơn, đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da.

- Thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.

- Biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Vị trí phân phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnh

- Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu, mặt và các chi. Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi, viêm da cơ địa ở người lớn thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.

Phương pháp điều trị:

Mình mua 1 lọ thuốc của bác (300k/lọ).Chỉ là thuốc bôi da thôi.Không phải uống gì cả.Cách dùng rất đơn giản:tối trước khi đi ngủ ngâm chỗ bị bệnh vào nước muối nhạt tầm 5 phút.Rồi lấy thuốc bôi vào chỗ bị để khô nhé. (thuốc có màu đen các bạn nhé.bôi vào tay thì trộng hơi xấu một tí).Bị nặng thì bôi tầm 1tháng là khỏi. Quan trọng hơn là các bạn phải kiêng không dùng hóa chất nhé.

Mình viết bài này chỉ muốn chia sẻ với mọi người thui.Không kinh doanh hoặc bán hàng gì cả.Mình thấy thuốc hiệu quả , dễ sử dụng, không độc hại mà chữa khỏi.Mình cũng thấy nhiều người tốn kém mà vẫn không khỏi.

Nếu bạn nào quan tâm thì có thể liên lạc với mình.nếu bạn ở xa Hà Nội mình có thể chuyển phát nhanh giúp (Mình mua hộ thui nhé ).

Mọi thông tin xin liện hệ :

Ms Hòa – Số điện thoại : 01649583638

Email : hoanguyen1501.hp@gmail.com

Địa chỉ : số 15 – Đường Khương Đình – Quận Thanh Xuân – Hà Nội

Theo vatgia.com, 3/5/2012

Lời khuyên trên http://www.google.com.vn/giaidap/thread?tid=5e0ddf0c268e37d0&pli=1 : Bạn có thể đến Bệnh viện Y học Cổ truyền TW – 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) để khám và lấy thuốc ngâm. Cả tiền khám và thuốc khoảng 300-400k. Rất nhiều người bạn của tôi, kể cả là bác sĩ ở Sài Gòn, chữa tây y hoài không khỏi, nhưng khi dùng thuốc ở đây đã khỏi đấy. Mong rằng bạn cũng may mắn như thế. Vào bệnh viện này cũng khá thích, vì bệnh nhân không quá đông, khung cảnh sạch sẽ và thơm mùi thuốc bắc nữa. Cái này chắc bạn phải kiêng dùng xà phòng, sữa tắm, dầu rửa chén hoặc loại nước gì đó tương tự cũng thế nhé.

Filed under: Bệnh ngoài da Tagged: bong da ở đầu ngón tay, viêm da cơ địa

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.