ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: phannguyenkhanhdan
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
BẠO HÀNH CÔNG SỞ – Những Hậu Quả về mặt Sức Khỏe và Thể Chất
Tuesday, October 1, 2013 1:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


[Bài viết được đăng trên bà Sức Khỏe & Đời Sống cuối tuần ngày 26/09/2013] - Bạo hành nơi công sở gây thiệt hại cho cả các cá nhân có liên quan lẫn công ty. Đã có nhiều bài viết bàn về những hậu quả về mặt tâm lý của bạo hành công sở đối với nạn nhân bị bạo hành, nhưng lại có rất ít thông tin về những hậu quả liên quan đến sức khỏe và thể chất.

Phan Nguyễn Khánh Đan - Góc Sức Khỏe 2013 10 01

Bạo hành công sở là gì?

Năm 1998, Tổ chức về Sức Khỏe và An Toàn Nơi Công Sở định nghĩa bạo hành nơi công sở là “hành vi cư xử thiếu công bằng của một người hay một nhóm người đối với một người khác trong công sở. Hành vi có tính chất lặp đi lặp lại, không có lý do chính đáng và không phù hợp với văn hóa công sở.” Trong nhiều trường hợp trên thực tế, bạo hành công sở còn có thể nhằm mục đích áp chế và đe dọa nạn nhân.

Bạo hành công sở có nhiều hình thức khác nhau, có thể xảy ra ở mọi cấp độ và vị trí trong công sở. Ở Việt Nam hiện chưa có những công trình khoa học cũng như khảo sát xã hội về bạo hành công sở. Các số liệu thống kê của thế giới thì đều chứng minh bạo hành công sở là vấn đề phổ biến ở nơi làm việc. Cụ thể, theo một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện năm 2013 của Viện Nghiên Cứu về Bạo Hành Công Sở (WBI), 35% người lao động ở Hoa Kỳ là nạn nhân của bạo hành công sở.

Người bạo hành thường là cấp trên của nạn nhân, chiếm 72% trong cuộc điều tra. Họ là những người quản lý, giám thị hoặc giám sát lo ngại bị cấp dưới qua mặt, từ đó sinh ra hành vi bạo hành. Nhưng cũng có nhiều trường hợp người bạo hành là những nhân viên đồng cấp có tính cách hung hãn hoặc thiếu tự tin. 60% người bạo hành là nam giới. Nhưng bên cạnh đó cũng có những người bạo hành là nữ. Nữ giới có xu hướng bạo hành nữ giới, trong khi nam giới thì thường bạo hành những người đàn ông khác.

Tuy nhiên, có đến 62% nạn nhân không lên tiếng về tình trạng bị bạo hành của mình. Cũng trong cuộc khảo sát này của WBI, 45% nạn nhân thừa nhận là họ đổ bệnh hoặc gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe gây ra do bạo hành công sở.

Nhận diện bạo hành công sở

Các hành vi bạo hành công sở được đặc trưng bởi những biểu hiện như sau:

  • Bạo hành không lời: những cử chỉ khiếm nhã; văn bản hoặc tranh ảnh với nội dung không phù hợp; xâm phạm không gian riêng hoặc lục lọi đồ dùng cá nhân của nạn nhân; liên tục có những trò đùa cợt có tính chất ám chỉ hoặc nhằm vào nạn nhân; cố tính lảng tránh, không ủng hộ những đóng góp có ích của nạn nhân trong công ty.
  • Bạo hành bằng ngôn từ: sỉ nhục, trách mắng, chỉ trích và có những phản hồi tiêu cực đối với nạn nhân; xem thường những quan điểm hay đóng góp của cá nhân; những lời lẽ có tính chất quấy rối tình dục hoặc phân biệt chủng tộc; những nhận xét khiếm nhã về lối sống hoặc cách ăn mặc của nạn nhân; luôn bác bỏ những ý kiến và quan điểm mà nạn nhân đưa ra.
  • Xa lánh và cô lập: không cho nạn nhân tham gia vào các cuộc trao đổi hoặc giao tiếp trong công ty; gây khó khăn, ngăn không cho nạn nhân được tiếp cận những tư liệu phục vụ công việc cũng như các cơ hội học hỏi và phát triển nghề nghiệp.
  • Can thiệp vào công việc của nạn nhân: giám sát quá chặt hoặc hoàn toàn bỏ lơ; cố tình giao cho nạn nhân những nhiệm vụ không đủ thông tin, không cần thiết hoặc không đúng chức năng; cung cấp những phản hồi không đúng thực tế nhằm gây khó khăn cho quá trình làm việc hoặc tiến thân của nạn nhân.
  • Can thiệp vào niềm tin và đời sống tâm linh: không cho nạn nhân được thể hiện những niềm tin và tuân thủ tôn giáo của họ.

Bạo hành công sở được định nghĩa là những hành vi tiêu cực nhắm vào một người trong công sở nhưng không có tính chất phạm pháp. Còn trên thực tế, bên cạnh những biểu hiện trên thì còn có những hành vi khác mang tính chất xâm phạm nạn nhân nhưng không được xem là bạo hành công sở. Đó là những hành vi được liệt vào dạng quấy rối – được luật pháp Hoa Kỳ xếp loại là vi phạm pháp luật.

Bạo hành công sở ảnh hưởng đến sức khỏe và thể chất của nạn nhân như thế nào?

Trong cuộc khảo sát mang tên “Báo động tình trạng bạo hành công sở” của WBI, 71% số nạn nhân nói rằng họ đã phải đến gặp bác sĩ vì tình trạng sức khỏe sa sút do bạo hành công sở gây ra, và có 63% phải đi khám tâm lý. Những tổn hại về mặt tâm lý của nạn nhân bao gồm stress cường độ cao, thường xuyên lo lắng hay trầm cảm, mất dần sự tự tin và tự trọng, chán nản công việc và năng suất lao động giảm sút.

Theo thống kê, những hậu quả về mặt sức khỏe và thể chất mà nạn nhân bạo hành công sở mắc phải nhiều nhất gồm có:

  • Huyết áp cao;
  • Thường xuyên bị rối loạn nhịp tim hoặc có các cơn đau tim bất ngờ;
  • Tình trạng đau nhức ở cơ và khớp (chẳng hạn như chứng fibromyalgia);
  • Mất ngủ thường trực;
  • Thường xuyên bị mất tập trung và sa sút trí nhớ;
  • Mất khả năng kiểm soát cảm xúc, hay buồn rầu hoặc cáu gắt vô cớ;
  • Rối loạn stress sau sang chấn;
  • Nhiều nguy cơ mắc các bệnh về ruột và đường tiêu hóa (chẳng hạn như bệnh Crohn);

Ngoài ra, nạn nhân của bạo hành công sở còn có thể mắc phải nhiều triệu chứng khác ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hàng ngày như:

  • Thường xuyên buồn nôn;
  • Tình trạng run rẩy (ở môi hoặc bàn tay);
  • Luôn có cảm giác yếu ớt và vô dụng;
  • Tiêu chảy;
  • Tim đập nhanh, thở gấp và đổ mồ hôi nhiều;
  • Đau ngực;
  • Hay bật khóc không rõ nguyên do;

Giải pháp cho các nạn nhân của bạo hành công sở:

Nếu tình trạng bạo hành công sở khiến cho sức khỏe của bạn bị sa sút trầm trọng, đừng ngại đến gặp bác sĩ hoặc tham vấn các chuyên gia về sức khỏe hoặc tâm lý để mau chóng phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, điều quan trọng là bạn không nên im lặng, và cần phải hành động để chấm dứt tình trạng bạo hành công sở cũng như những hệ lụy nghiêm trọng hơn về sau. Điều này không những đảm bảo cho bạn một môi trường làm việc tốt hơn với những mối quan hệ lành mạnh, mà đồng thời cũng nhằm bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân bạn.

Một vài lời khuyên dành cho những người đang phải chịu đựng tình trạng bạo hành nơi công sở:

  • Nói cho người bạo hành rằng những hành vi của họ không đúng và yêu cầu họ chấm dứt. Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công đoàn để có một cuộc trò chuyện thẳng thắn với người bạo hành.
  • Viết nhật ký hoặc lưu lại các bằng chứng của tình trạng bạo hành cũng như những văn bản, tranh ảnh, email, hoặc fax… mà người bạo hành gửi cho bạn.
  • Trình báo sự việc cho công đoàn hoặc những người có chức năng liên quan trong công ty. Nếu những người này không giúp bạn xử lý vấn đề, đừng ngại tìm đến những cấp quản lý cao hơn trong công ty để trình bày sự việc.
  • Tuyệt đối không trả đũa người bạo hành. Làm như thế đồng nghĩa với việc bạn đánh đồng bản thân mình với người bạo hành, và những người ngoài hay những người có trách nhiệm xử lý vụ việc của bạn sẽ lúng túng trong việc xác định thủ phạm để truy cứu trách nhiệm.

                                                                            PHAN NGUYỄN KHÁNH ĐAN

                                                                                    (tổng hợp từ Internet)

*Tư liệu tham khảo:

Boulanger, Amy. 2013. Physical Effects Of Workplace Aggression: The Toll Bullying Takes On Your Mind And Body. Medical Daily. http://www.medicaldaily.com/physical-effects-workplace-aggression-toll-bullying-takes-your-mind-and-body-247018

Organisational Health Unit. 2007. Employee Assistance Fact Sheet. Queensland Government: Department of Education, Training and the Arts. http://education.qld.gov.au/health/pdfs/employee/ass-info1.pdf

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.