Những dấu hiệu cơ thể cần giải độc
Thursday, September 5, 2013 6:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nám da. Thay đổi nội tiết, bị bệnh gan, nghiện rượu, ánh nắng mặt trời… là những nguyên nhân gây nám da. Nhiều người tin rằng sau một thời gian các vết nám sẽ dần mất đi, nhưng điều này hiếm khi xảy ra nếu không tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Khi thấy những vết nám xuất hiện, đầu tiên bạn nên nghĩ ngay đến việc giải độc cho cơ thể. Chúng ta đã biết, một trong những nhiệm vụ chính của gan là sản xuất mật để tiêu trừ các chất độc và giúp tiêu hóa. Do vậy gan khỏe mạnh thì da đẹp, mịn màng. Giải độc cho cơ thể thường xuyên được xem là cách làm sạch da, tránh hình thành nám và tàn nhang.
Tăng cân. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân, nhưng càng thực hiện, trọng lượng cơ thể vẫn không nhúc nhích. Thủ phạm gây béo phì không chỉ do việc tiêu thụ quá nhiều chất béo, mà còn có sự góp mặt của các độc tố tập trung gần các hạch bạch huyết dưới dạng dịch thể kết dính như bọt biển. Các nghiên cứu y học phát hiện cơ thể người chứa bình quân 5 – 11 kg độc tố, phải thải hết những độc tố đó ra ngoài mới mong có được trọng lượng như ý.
Ngứa da. Làn da ngứa ngáy khiến bạn khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa da như: dị ứng, bẩn, phát ban, côn trùng đốt, tác dụng phụ của một số loại thuốc… trong đó không nên loại trừ nguyên nhân do cơ thể chứa quá nhiều chất độc. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tinh thần căng thẳng hay bị rối loạn nội tiết đều tạo ra các chất độc cho cơ thể, gây ngứa da. Da là cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể. Mọi độc tố đều thông qua tuyến mồ hôi dưới da để đi ra ngoài, vì thế hãy nhanh chóng thanh lọc các chất độc để cơ thể được khỏe mạnh.
Táo bón. Nhịp điệu bất thường của cuộc sống hiện đại cộng với môi trường ô nhiễm và chế độ dinh dưỡng không hợp lý là những nguyên nhân gây táo bón. Táo bón lâu dài không chỉ khiến da thô ráp, xuất hiện mụn trứng cá mà còn làm các chất được tích tụ trong cơ thể sản sinh các chất độc nguy hiểm. Vì vậy, việc giải độc cơ thể để giảm táo bón là điều hết sức cần thiết.
Hơi thở có mùi. Miệng hôi có nhiều nguyên nhân như: sâu răng, thuốc lá, viêm nha chu, nhịn đói, thức ăn dính giữa các kẽ răng bị vi khuẩn phân hóa… Ngoài ra, cũng có thể do thực phẩm lắng đọng lâu ngày trong cơ thể chuyển thành chất độc và tạo ra mùi hôi. Các chất độc này thường đến từ phổi, lá lách hay dạ dày.
Một số phương pháp giải độc cơ thể hiệu quả là: uống nhiều nước; hạn chế bia rượu, cà phê; bổ sung lợi khuẩn (probiotics), ăn nhiều rau xanh và trái cây chứa vitamin C, tránh căng thẳng… và dùng các thực phẩm chức năng có tác dụng thải độc mạnh.
Hạ Yên
2013-09-05 03:52:06
Nguồn: http://www.yhoccotruyenvietnam.com/2013/07/nhung-dau-hieu-co-can-giai-oc.html